THUÊ HỘI TRƯỜNG HÀ NỘI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH.

Tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong dịch vụ cho thuê hội trường, phòng hội thảo trên địa bàn Hà Nội,với nỗ lực không ngừng vươn lên để phát triển và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng như hoàn thiện dịch vụ nhằm góp phần vào sự thành công của Quý khách hàng, TATI ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.
Số điện thoại tư vấn: 0942.137.535
Chúng tôi không cạnh tranh về giá cả, điều mà TATI luôn tâm niệm và hướng tới là mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng. - We don't sale service, we're created to serve to you

Hội trường tổ chức sự kiện

Hội trường tổ chức các sự kiện - Hội thảo - Khóa học

THUÊ HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC HỘI THẢO

Hội trường đẹp, đa dạng sức chứa,trang thiết bị hiện đại, lịch sự.

Phòng họp, hội thảo

Phòng quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với các cuộc họp, traning, đào tạo nội bộ.

PHÒNG HỘI NGHỊ - HỘI THẢO

Phòng được thiết kế lịch sự, trang nhã

Mô hình phòng linh động

Mô hình phòng linh động, phù hợp với nhiều nội dung chương trình.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng!

Chỉ vỏn vẹn 15.000 đồng đến 20.000 đồng là người lao động nghèo ở Sài Gòn đã có thể thuê một chiếc võng để ngủ qua đêm, kèm theo đó là các dịch vụ về tắm rửa vệ sinh.

Ở Sài Gòn, nếu có tiền, bạn có thể thoải mái bỏ vài trăm đến cả triệu đồng cho một bữa ăn tối sang trọng, ngược lại, với dân lao động nghèo, một hộp cơm lót dạ cũng đủ cho ngày dài mưu sinh. Ở Sài Gòn, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những phòng khách sạn tuyệt đẹp, đầy tiện nghi theo chuẩn 5 sao, và rồi cũng có một dịch vụ tiện nghi không kém cho giấc ngủ của người nghèo: Thuê võng giá rẻ.
Kẽo kẹt tiếng võng đong đưa, màn đêm khép lại sớm trưa nhọc nhằn
10h đêm, quốc lộ 1A vẫn tấp nập những chiếc xe tải chở hàng ngược xuôi. Theo chân những người lao động nghèo ở khu vực cầu vượt Tân Thới Hiệp (quận 12) chúng tôi tìm đến những quán cà phê võng ven đường quốc lộ, ngay bên đường chân cầu vượt.
Bên ngoài tiếng xe chạy ầm ầm, bên trong tiếng quạt máy chạy ro ro xen lẫn với tiếng bình luận viên bóng đá đang nói trong ti vi tạo nên một thứ âm thanh hỗn loạn. Khoảng 20 chiếc võng được giăng dọc bên cạnh những chiếc bàn cà phê.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 1.
Đa số những chú xe ôm đêm ở quốc lộ 1A thường ngủ trên xe của mình, một số ghé vào quán thuê võng để ngủ thoải mái hơn.
Trời về khuya những chiếc võng trống cũng dần được lấp đầy. Người chủ quán tên Hà (31 tuổi) cho biết: "Một phần khách ở đây là người đi đường xa, đêm họ ghé quán nằm nghỉ một lát rồi lại tiếp tục dậy đi. Còn lại là những người lao động có thu nhập thấp, họ thuê võng ngủ cho đỡ tốn tiền. Đa số là các ông bốc vác hay mấy cô bán hàng rong".
Anh Dũng (30 tuổi làm bốc vác tự do) vừa kết thúc công việc của mình đang đến quán để tìm một chỗ nằm ưng ý. Đi một vòng rồi anh quyết định nằm ở chiếc võng đối diện chiếc ti vi để tiện xem trận bóng đang chiếu.
Rút 20.000 đồng đưa cho chủ quán rồi anh Dũng nằm dài lên chiếc võng như đã quá quen thuộc. Anh tâm sự: "Hồi mới ở quê lên làm bốc vác, ai kêu gì thì làm nấy, thời gian không cố định. Mà tiền kiếm được cũng không bao nhiêu, tiền thuê phòng ở thành phố cộng với tiền điện nước tốn cũng khá nhiều, làm mà không có dư nên tui không thuê phòng trọ mà chỉ ngủ võng".
Anh này cho biết ban đầu ngủ võng không quen cũng trằn trọc rất lâu mới ngủ được. Có hôm muỗi nhiều phải lấy võng trùm kín cả người nhưng cũng không tài nào tránh được những con muỗi. Rồi cả những đêm trời lạnh, người run như cầy sấy. Nhưng rồi ngày qua ngày, dần dần cũng quen, giờ đi làm về mệt lả người nằm xuống là ngủ ngay. Hôm nào vui vui, như hôm nay thì thức xem trận bóng rồi ngủ, mai lại dậy sớm đi làm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 2.
Tại một quán cà phê võng dưới chân cầu Thủ Thiêm (quận 2) - Ngủ đi con, ngủ để chìm vào giấc ngủ say, vì chỉ trong giấc mơ chúng ta mới có cơ hội bước đến những tòa nhà sang trọng phía xa bên kia. (Ảnh: Cuong Tran)
Dịch vụ ngủ võng còn có khá nhiều quanh khu vực các chợ đầu mối, vì tại đây tập trung nhiều người lao động có thu nhập thấp. Ông Bảy (45 tuổi) làm nghề xe ôm chia sẻ: "Trước chưa biết tới dịch vụ cho thuê võng tui toàn ngủ luôn trên chiếc xe cà tàng của mình. Thiệt ra là chạy về nhà ngủ rồi đi làm tiếp cũng được nhưng mà mắc công quá, nằm nghỉ chút xíu rồi có khách thì tranh thủ chạy kiếm cơm chứ chạy đi chạy về có khi mất mối".
Đa số các quán cà phê võng đều xây thêm nhà tắm nhỏ để khách có chỗ vệ sinh cá nhân. Người lao động khi trả tiền thuê võng sẽ bao gồm luôn cả dịch vụ sử dụng nhà tắm và giặt giũ (nếu có nhu cầu).
"Tài sản của những người lao động cũng chẳng có là bao nhưng với họ là cả một gia tài, và là nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình, nên mình phải trông coi giùm cho cẩn thận" - cô Diệu (46 tuổi, chủ quán cà phê võng) tâm sự.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 3.
Những chiếc võng được giăng san sát nhau trong các quán cà phê phục vụ cho người lao động ở khu vực chân cầu vượt Tân Thới Hiệp.
Nằm ngủ được đôi chút rồi lại vội vàng thức dậy chuẩn bị cho một ngày buôn bán sắp đến. Mỗi chiếc võng là mỗi cảnh đời, thế nhưng họ luôn có một điểm chung với nhau đó là cái nghèo. Cái nghèo đeo đuổi theo họ từ miền quê lên tận thành phố. Những đêm dài đong đưa trên chiếc võng bất chợt nỗi nhớ quê, nhớ gia đình ùa về khiến lòng người xao động.
Được ngủ võng cũng đã là quý lắm!
15.000-20.000 đồng cho một chỗ ngủ qua đêm tính ra cũng chỉ bằng giá một tô bún hay một ổ bánh mỳ ở Sài Gòn, thế nhưng không phải ai cũng có đủ tiền để trả cho khoản chi phí ấy.
Cô Liên (53 tuổi, Đà Nẵng) vừa trải chiếc chiếu trên vỉa hè vừa tâm sự: "Cô đi phụ quán cơm ở trong hẻm kế bên này nè. Hồi trước ở nhờ nhà người ta, mà giờ người ta không cho ở nữa. Tiền đi làm mướn thì chỉ đủ ăn, nên cô ra vỉa hè ngủ đỡ. Nằm nhắm mắt xíu rồi 2h sáng dậy phụ quán cơm".
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 4.
Cô Liên đành phải ngủ tạm trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (quận 1) vì không đủ tiền thuê phòng trọ.
Người phụ nữ nằm ngủ trên chiếc ghế xếp cạnh cô Liên làm công việc bán cà phê vỉa hè, tối về, cô này cũng ngủ lại trên vỉa hè để trông coi xe nước, cũng như tiện cho việc dậy sớm bán nước cho mọi người.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 5.
Một chú xích lô mệt nhoài sau một ngày làm việc ngả lưng trên chính chiếc xe của mình trên phố Bùi Viện (quận 1).
Đối với những bác chạy xích lô trong khu vực nội thành, chuyện tìm được một quán ngủ võng cũng là một điều khá xa xỉ. Trước đây tại khu vực cầu Ông Lãnh hay bến xe miền Đông cũng có các quán cho thuê võng, tuy nhiên sau này việc kiểm tra giấy tờ của người ngủ qua đêm khá khó khăn, nên các quán đã đóng cửa.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 6.
Chiếc xích lô như một ngôi nhà di động, giúp họ có những giấc ngủ sâu sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Những người lao động thu nhập thấp trong nội thành cũng vì thế mà chỉ ngủ tạm bợ trên vỉa hè, hay nói đúng hơn là họ chỉ nghỉ ngơi vài tiếng rồi lại dậy để tiếp tục công việc của mình.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 7.
Một người đàn ông ngủ tạm trên vỉa hè góc đường Nguyễn Thái Học (quận 1). Chỗ ngủ đôi khi chỉ là một góc nhỏ trước hiên nhà, lót tấm giấy cho êm, đốt thêm cây nhang muỗi, vậy là cũng qua một đêm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 8.
Một cô bán hàng rong tại công viên 23/9 (quận 1) tranh thủ chợp mắt tí xíu, có khách thì lại thức dậy để bán hàng.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 9.
Một anh bán hủ tiếu tại chợ Thái Bình (quận 1) tranh thủ ngủ khi khi có khách. Ngủ với họ không nhất thiết phải nằm, ngồi tạm trên ghế, rồi cũng qua một đêm.
Giấc ngủ đêm của người lao động nghèo ở Sài Gòn chỉ có giá... vài nghìn đồng! - Ảnh 10.
Cụ bà vô gia cư đang ngon giấc trên chiếc giường của mình trong con hẻm 345 Trần Hưng Đạo (quận 1). Khi giấc ngủ chỉ là tạm bợ, thì việc ngủ ở đâu, ngủ như thế nào cũng không còn quan trọng nữa.
Ở nơi này, khi mà con người ta phải lo từng giờ cho miếng cơm manh áo, thì việc được nằm ngủ thoải mái trên một chiếc giường có nệm êm chăn ấm là điều gì đó còn quá đỗi xa vời. Sài Gòn vẫn thường được gọi là thành phố không ngủ, có lẽ điều đó đúng với những người lao động nghèo. Nằm nghỉ ngơi khi đã quá nửa đêm, rồi lại phải tất bật mưu sinh khi mặt trời chưa ló rạng, họ chưa bao giờ có một giấc ngủ đúng nghĩa.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Phó Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm trực tiếp gây tai nạn giao thông


Phó Thủ tướng: Xử lý nghiêm vi phạm trực tiếp gây tai nạn giao thông


Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - vừa có công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong quý IV năm 2016, xử lý vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ…

Trong 9 tháng năm 2016, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 9 tháng đầu năm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như chưa đạt mục tiêu về tỉ lệ giảm số người chết vì tai nạn giao thông;

Theo Phó Thủ tướng, vẫn còn có sự buông lỏng quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại một số đơn vị, địa phương; vẫn còn để xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, phương tiện thủy nội địa, đường sắt gây bức xúc trong dư luận; chưa xử lý dứt điểm hiện tượng chở quá tải trọng phương tiện trên đường bộ, còn để tình trạng xe thô sơ chở hàng cồng kềnh gây chết người; tình hình ùn tắc giao thông trên một số trục giao thông chính cũng như tại Hà Nội, TPHCM còn nhiều diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tiếp tục kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch Năm An toàn giao thông 2016. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông 2017 với trọng tâm là Xây dựng văn hóa giao thông và Kế hoạch xây dựng văn hóa giao thông giai đoạn 2016- 2020.

Trong 9 tháng qua đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng

Với Bộ Giao thông vận tải, Phó Thủ tướng đề nghị khẩn trương khắc phục hư hỏng do mưa lũ đối với Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường sắt quốc gia và các tuyến giao thông quan trọng; bổ sung nhiệm vụ và ưu tiên nguồn vốn xử lý điểm đen, tăng cường an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng đường bộ, đường thủy nội địa, đường ngang đường sắt trong năm 2017.

Siết chặt quản lý kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe và chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện; đôn đốc các địa phương hoàn thành kiểm tra sức khỏe của đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải. Tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thiểu và xử lý dứt điểm hiện tượng xe quá hạn đăng kiểm, xe hết niên hạn tham gia giao thông; giảm thiểu số vụ việc uy hiếp an toàn bay có nguyên nhân từ quản lý kĩ thuật phương tiện.

Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương mở đợt cao điểm bảo đảm TTATGT, trật tự xã hội dịp cuối năm 2016, tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Trong đó tiếp tục tăng cường tuần tra lưu động, tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, phần đường, làn đường, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, chở quá tải trọng và khai thác cát, sỏi trái phép.

Tăng cường tuần tra xử lý vi phạm về TTATGT nhất là các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn, tốc độ, phần đường, làn đường và mũ bảo hiểm, xe 3 bánh, xe 4 bánh gắn động cơ và mô tô, xe máy chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải trái quy định, phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; siết chặt quản lý hoạt động vận tải của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự tại địa phương.

Điều gì chờ đợi bóng đá Việt Nam sau tấm vé dự World Cup U20?


Điều gì chờ đợi bóng đá Việt Nam sau tấm vé dự World Cup U20?


Đằng sau tấm vé dự VCK World Cup U20 năm 2017 là một núi công việc mà bóng đá Việt Nam cần phải giải quyết, đặc biệt là để thế hệ cầu thủ triển vọng hiện nay không mai một khi trưởng thành.


Thành công của đội U19 Việt Nam, và trước nữa là của các cầu thủ U16 cho thấy bóng đá trẻ của chúng ta không thiếu triển vọng, cũng không quá kém so với quốc tế khi đứng gần vạch xuất phát. Tuy nhiên, một thực tế khác nằm ở chỗ càng lên đỉnh cao thì khoảng cách giữa bóng đá nội và bóng đá ngoại càng lớn.

Làm thế nào để các cầu thủ U19 Việt Nam vừa tạo nên thành tích lịch sử vào VCK World Cup U20 có thể thi đấu đàng hoàng ở giải thế giới đã khó, làm sao để họ giảm bớt sự thua sút của họ so với các đồng nghiệp quốc tế cùng trang lứa khi trưởng thành lại càng khó hơn?

Dĩ nhiên, để phát triển bóng đá ngang vớai các quốc gia có trình độ hàng đầu châu lục, là việc liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có việc cải thiện thể hình, thể chất của cầu thủ Việt. Nhưng đứng trên góc độ của người làm bóng đá, có những việc mà người quản lý bóng đá có thể giải quyết, để nâng chất cầu thủ và nâng chất lượng các đội tuyển.

Sau thành công của đội U19 Việt Nam là rất nhiều công việc cần giải quyết của cả nền bóng đá (ảnh: Trọng Vũ)

Ví dụ như bài toán đặt ra đối với đội tuyển U19 Việt Nam trong vài năm tới, đấy là sẽ có bao nhiêu cầu thủ thuộc đội hình hôm nay sẽ xuất hiện trong đội hình chính thức của các CLB tại V-League ít năm nữa? Nhất là xuất hiện ở vị trí tiền đạo, vốn là “mảnh đất” mà các CLB trong nước luôn ưu ái cho các ngoại binh, chứ hiếm dùng cầu thủ nội?

Lối chơi, bài bản của các đội tuyển trẻ có còn khi mà hầu hết các CLB trong nước đều đá theo kiểu là “phất” bóng dài cho các tiền đạo ngoại vốn lực lưỡng về mặt thể hình đua sức? Đấy là lối chơi làm triệt tiêu vai trò của các tiền vệ nội, nhất là những tiền vệ tổ chức.

Và đấy đồng thời cũng là vấn đề mà những người quản lý bóng đá Việt Nam có thể giải quyết, thông qua khâu định hướng, hòng tìm lối ra cho các cầu thủ trẻ nước nhà.

Vấn đề khác, quan trọng hơn, chính là chất lượng của giải V-League. Để có những đội tuyển tốt, dứt khoát phải có một giải quốc nội tốt, ổn định, giàu tính cạnh tranh.

Tất cả các nền bóng đá phát triển trên thế giới đều xem vấn đề phát triển giải quốc nội là vấn đề nền tảng. Chất lượng cầu thủ nội tự động sẽ tốt lên một khi giải đấu trong nước có chất lượng cao.

Trong khi đó, chất lượng của V-League luôn là vấn đề đáng bàn trong suốt nhiều năm qua. Giải đấu đấy vừa không thu hút khán giả, vừa bị nghi ngờ về tính sòng phẳng, lại thường xuyên đối diện với bóng ma tiêu cực. Đấy chắc chắn là trở ngại lớn cho các cầu thủ trên bước đường phát triển sự nghiệp.

Thành ra, cầu thủ Việt Nam khi ở dạng tiềm năng, khi ở gần vạch xuất phát không thua sút nhiều so với mặt bằng châu Á, nhưng càng lên đỉnh cao thì khoảng cách càng xa với những nền bóng đá hàng đầu châu lục. Phần lớn xuất phát từ môi trường trưởng thành của các cầu thủ khác xa nhau, giữa chúng ta với các nước khác.

Đằng sau câu chuyện thành công của đội tuyển U19 Việt Nam năm nay là bài toán cần giải quyết chất lượng bóng đá trong nước, là việc phải cải thiện phần nền tảng ở giải quốc nội, để cầu thủ của chúng ta không chỉ dừng lại ở mức... tiềm năng.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Trái đắng ở Mosul mà Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ tới


Trái đắng ở Mosul mà Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ tới

Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại đón mây axit độc hại mà khủng bố IS đã tạo nên ở Mosul bay sang đất nước này. Thổ Nhĩ Kỳ đang báo động nhân dân khẩn cấp vì một đám mây khổng lồ bao trùm Trung Đông có thể gây mưa axit do nhà máy lưu huỳnh bị đốt cháy do nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) ở Mosul hồi tháng trước.

Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Veysi Kaynak cho biết, Cơ quan Khí tượng học và Quản lý thiên tai Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tìm biện pháp để ngăn chặn cơn mưa độc hại và làn khói độc từ Mosul bay sang.

Nhà máy lưu huỳnh bị IS đốt cháy. 
“Theo dự báo của Tổng cục khí tượng Thổ Nhĩ Kỳ, kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là đám mây axit khổng lồ sẽ bay qua biên giới phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, thuộc tỉnh Hakkari và đi thẳng đến biển Caspian” - ông Kaynak nói.

Biên tập viên khí tượng của đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV, Gokhan Abur cho biết: “Bắt đầu từ 27/10, gió sẽ thổi từ phía đông nam đưa khói độc cùng với đám mây axit vào lãnh thổ Ankara. Cơn mưa sẽ hòa trộn với làn khói mang theo SO2 (lưu huỳnh đi-ô-xít) sẽ tạo ra H2SO4 (axit sulfuric) – một loại hóa chất độc hại.

Đám mây axit trên bầu trời Iraq.
Báo The Wall Street Journal tường thuật: “Những người trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy kể họ cảm thấy khó thở, mắt nóng rát, mũi và họng cay xè khi hít thở làn khói độc hại này. Chưa hết, da ướt sẽ bị cháy phỏng dưới tác động của đám mây hóa chất được gió thổi lan xa”.

Trung tâm Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Canada (CCOHS) cho biết khi bị đốt cháy, sulfur kết hợp với ôxy tạo thành khí dioxide sulfur cay, không màu rất độc hại, đôi khi còn gây chết người. “Chỉ cần tiếp xúc với chất khí này trong thời gian ngắn cũng có thể bị ảnh hưởng lâu dài về hô hấp” - CCOHS cảnh báo. Khi dioxide sulfur gặp nước, nó phân hủy để tạo thành axít sulfuric.

Binh lính quân đội Iraq phải dùng mặt nạ phòng độc.
Trận mưa axit độc hại là hậu quả của việc khủng bố IS đốt nhà máy lưu huỳnh al-Mishraq hồi đầu tháng 10/2016 để cản trở bước tiến của quân đội Iraq và lực lượng người Kurd tại đây. Nhóm khủng bố còn đốt nhiều giếng dầu trị giá hàng triệu đô la Mỹ, gây thiệt hại về kinh tế và hủy hoại môi trường nghiêm trọng.

Vào hôm 21/10, phóng viên của hãng tin Reuters đã ghi nhận có nhiều khói bốc lên từ khu vực chứa nhiều chất hóa học độc hại của nhà máy. Việc hít phải khí lưu huỳnh dioxide có thể làm ảnh hưởng đến phổi và gây khó thở.

Giới chức quân đội Mỹ xác nhận rằng, gió đã đưa các loại khí độc này đi rất xa và buộc lực lượng của Mỹ tại sân bay Qayyarah West phải đeo mặt nạ chống độc.

Binh lính quân đội Iraq sử dụng mặt nạ phòng độc ở Mosul
Dù đám cháy ở nhà máy sulfur đã được dập tắt nhưng lượng khói độc tỏa ra có thể gây ra những thiệt hại lâu dài đối với môi trường và người dân tại khu vực này.

Liên Hợp Quốc cho biết, các cơ quan y tế đã phải huy động nhân lực để điều trị cho hơn 1.000 trường hợp nghẹt thở ở những khu vực xung quanh nhà máy lưu huỳnh.

Cơ quan môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cũng lên án những hành động đốt phá, gây thiệt hại về người, kinh tế cũng như là môi trường của các chiến binh cực đoan IS.

Giám đốc UNEP, Erik Solheim nhấn mạnh: “Dù cuộc chiến với IS có kết thúc, Iraq sẽ phải chịu đựng hậu quả của việc tàn phá môi trường trong nhiều thập niên sau đó. Nó là một thảm họa kéo dài, khiến cho điều kiện sống của người dân nguy hiểm và đau khổ”.

2 thiếu nữ cầm đầu băng nhóm đánh hội đồng nữ sinh bật khóc và xin được tha thứ

2 thiếu nữ cầm đầu băng nhóm đánh hội đồng nữ sinh bật khóc và xin được tha thứ

Trung tá Hoàng Đình Thạch – đội trưởng đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Nhà Bè, TP.HCM xác nhận đến nay đã làm rõ các tình tiết liên quan, 2 thiếu nữ chủ mưu vụ việc khi khai báo ở cơ quan Công an đã nhiều lần bật khóc.

“Con sai rồi, hãy tha thứ cho con”

Trung tá Thạch cho hay, đến nay 2 thiếu nữ chủ mưu và trực tiếp hành hung bạn trong đoạn clip mô tả là T.N.H.H.Y (tự Nhí Tinô, 16 tuổi, ngụ quận 1, hiện sống lang thang) cùng Đ.T.T.H (tự Bà Dãnh, 15 tuổi, ngụ quận 7) và 14 thiếu niên cả nam lẫn nữ đã khai báo thành khẩn, biết ăn năn hối cải trước việc làm của mình.

Vụ việc trải qua hơn 2 tháng, đến nay nạn nhân là em V.N.T.U (15 tuổi, ngụ huyện Nhà Bè) đã ổn định về sức khỏe và tâm lý.

Ngoài ra trung tá Thạch cho biết thêm em U. được xác định là đang theo học tại 1 trường nghề ở quận 7 chứ không phải là học sinh của trường THCS Nguyễn Bình Khiêm, đóng trên địa bàn huyện Nhà Bè.

Các thiếu nữ chủ mưu bật khóc khi khai báo.
Chiều 31/10 tại cơ quan Công an, H. có nói “Con thấy mình rất sai rồi, con giờ rất hối hận. Con rất là muốn xin lỗi bạn U., gia đình của bạn và xin lỗi mọi người, cộng đồng mạng, hãy tha thứ cho con”.

Còn Y thì chỉ nói lí nhí: “Con thấy mình sai quá. Khi xem lại đoạn clip trên mạng, con thấy mình rất là quá đáng!”.

Cán bộ điều tra khi làm việc có đặt câu hỏi, đặt trường hợp người bị hành hung là chính các em hay các em có người thân bị hành hung như thế, bị phát tán clip trên mạng ai cũng biết, thì sẽ như thế nào? H. và Y.không trả lời được, chỉ biết im lặng, gục đầu và khóc…

Trong quá trình lấy lời khai có người giám hộ, H. và Y. tỏ ra rất hối hận và nhiều lần bật khóc.

Thiếu nữ cầm đầu vụ hành hung: Con tức giùm cho bạn nên con giúp bạn!

Theo trung tá Thạch, Y. tức Nhí Tinô được mẹ đưa đến Công an huyện Nhà Bè trình diện vào sáng 31/10. Sau đó cán bộ điều tra đã lấy lời khai của Y., có người bảo hộ bên cạnh theo đúng quy định pháp luật. Cán bộ điều tra kể, khi khai báo Y. rất thành khẩn, có nói rằng, khi biết bạn có mâu thuẫn thì tỏ ra nhiệt tình giúp bạn.

Chiều 31/10 tại cơ quan Công an, Y có nói “Con nghe bạn Dãnh (tức H – P.V) nói rằng ghen tuông gì đó, con tức giùm cho bạn. Con chơi tốt với bạn nên con giúp bạn!”.

Trung tá Thạch thông tin, vụ việc xuất phát từ việc nạn nhân U. có lên facebook bình luận vào trang cá nhân của bạn gái tên P. với nội dung đại ý rằng, có nụ cười dễ thương. Cô bé tên P. này là người bạn H. có tình cảm đồng giới nên khi đọc được những dòng bình luận trên, H. tỏ ra ghen tuông.

H. rủ Y. và nhóm của mình thêm 12 thiếu niên khác, cả nam lẫn nữ, tổ chức màn đánh ghen. Đến nay Y. khai về những tình tiết mà trong đoạn clip thể hiện lẫn những tình tiết không thấy xuất hiện trong clip.

Theo đó trưa 28/8 cả nhóm phục kích, chặn đường U. đưa về quán trà sữa ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè để hỏi tội. Sau màn hạnh họe, nhóm 14 người đưa U. ra đoạn đường vắng ở khu dân cứ Phú Xuân, ấp 3, xã Phú Xuân.

Hình ảnh trong đoạn clip phát tán gây bức xúc, phẫn nộ từ cộng đồng mạng. Ảnh cắt từ clip.
Sau đó Y. và H. trực tiếp có màn đánh hội đồng, làm nhục U. như trong đoạn clip phát tán trên mạng. 12 người khác đứng xem bình luận, dùng ĐTDĐ ghi lại diễn biến. Chưa dừng lại ở đó, nhóm này đưa em U. về lại quán trà sữa. Chúng sử dụng điếu thuốc lá cháy dở chích vào 2 tay em U. gây ra những vết bỏng lớn. Nhóm này tạt nước vào mặt rồi mới cho em U. về. Sau đó cả nhóm bình thản kéo nhau đi bơi, như chưa từng có việc gì xảy ra.

Công an cũng thông tin, đoạn clip phát tán trên mạng là từ tài khoản của cô bé Q.N. Cháu N. không quay clip nhưng được các thành viên trong nhóm chia sẻ để xem và đến chiều 27/10 thì N. đăng tải đoạn clip trên mạng xã hội facebook tạo nên sự bức xúc, phẫn nộ của công động mạng.

“Các em đều dưới tuổi vị thành niên lại có những hành động hết sức đau lòng, Chúng tôi sẽ làm rõ và xử lý đúng theo các quy định pháp luật”, trung tá Thạch nhấn mạnh.