THUÊ HỘI TRƯỜNG HÀ NỘI KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH.

Tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong dịch vụ cho thuê hội trường, phòng hội thảo trên địa bàn Hà Nội,với nỗ lực không ngừng vươn lên để phát triển và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng như hoàn thiện dịch vụ nhằm góp phần vào sự thành công của Quý khách hàng, TATI ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường.
Số điện thoại tư vấn: 0942.137.535
Chúng tôi không cạnh tranh về giá cả, điều mà TATI luôn tâm niệm và hướng tới là mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho Quý khách hàng. - We don't sale service, we're created to serve to you

Hội trường tổ chức sự kiện

Hội trường tổ chức các sự kiện - Hội thảo - Khóa học

THUÊ HỘI TRƯỜNG TỔ CHỨC HỘI THẢO

Hội trường đẹp, đa dạng sức chứa,trang thiết bị hiện đại, lịch sự.

Phòng họp, hội thảo

Phòng quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với các cuộc họp, traning, đào tạo nội bộ.

PHÒNG HỘI NGHỊ - HỘI THẢO

Phòng được thiết kế lịch sự, trang nhã

Mô hình phòng linh động

Mô hình phòng linh động, phù hợp với nhiều nội dung chương trình.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Người đàn ông tâm thần và câu chuyện tình người

Mỗi ngày tại Malatya (Thổ Nhĩ Kỳ), một người đàn ông bị bệnh tâm thần vẫn cưỡi chiếc gậy gắn logo Mercedes tham gia giao thông. Người dân nơi đây coi đó là một chuyện rất đỗi bình thường, thậm chí còn tạo điều kiện để ông được hòa nhập với cộng đồng.
***
Mỗi ngày, người dân ở thành phố Malatya, Thổ Nhĩ Kỳ đều được chứng kiến hình ảnh một người đàn ông "cưỡi" trên một cây gậy có gắn biểu tượng Mercedes ở đằng trước, tham gia giao thông. Mặc dù đó là một hình ảnh lạ lùng nhưng không một cảnh sát, người dân nào ngăn cản hay cười nhạo anh.

Người đàn ông "cưỡi gậy" trên đường, cảnh tượng quen thuộc của người dân thành phố Malatya.

Người đàn ông trong bức ảnh trên là Mersedes Kadir, bị tâm thần. Kadir luôn nghĩ cây gậy của mình là một chiếc ô tô thực thụ, và ông trang trí cho chiếc "xế hộp" không thiếu thứ gì, từ gương chiếu hậu, cho đến động cơ. Kadir tham gia giao thông như một người bình thường, gặp đèn đỏ thì dừng, đèn xanh đi, nhường đường cho các phương tiện khác. Điều lạ là, chẳng ai phàn nàn hay bức xúc gì với việc một người không bình thường "làm loạn" trên đường phố như vậy.

Kadir tham gia giao thông như bình thường.
Tuy nhiên, mọi sự đều có cái lý do của nó. Người dân không phải không quan tâm đến Kadir, ngược lại còn coi ông như một đối tượng ưu tiên cần quan tâm đặc biệt. Tất cả sự thờ ơ của họ là một cách để người đàn ông này được sống như một người bình thường, được đối xử bình đẳng. 


Thậm chí, có một ngày "chiếc xe" của Kadir... bị hỏng và cần được "sửa chữa", các nhân viên xưởng xe cũng sẵn sàng tiếp nhận, "báo bệnh" và thời gian sửa chữa. Đặc biệt, người đàn ông này còn được cảnh sát Cục đăng kiểm Malatya cấp giấy phép và một biển số 44MK4444. Đôi lúc, Kadir còn bị cảnh sát "hỏi thăm" vì... đi quá tốc độ và đỗ xe không đúng nơi quy định!

"Xế hộp" có hẳn hệ thống làm mát cực bảnh.
Đôi lúc Kadir cũng bị cảnh sát "hỏi thăm".
Từ câu chuyện trên, nhiều người nhận ra rằng không thể chỉ nhìn vào một phía của sự việc để phán xét cả một tập thể, bởi người ngoài nhìn vào có thể nghĩ rằng đây là một câu chuyện điên rồ hay những người ác ý sẽ nói người dân Malatya hùa nhau lấy một kẻ không bình thường làm trò cười. Tuy nhiên, sâu xa phía sau hình ảnh người đàn ông cưỡi gậy tham gia giao thông ấy, chúng ta có thể thấy rằng những con người này có cách đối xử rất riêng và nhân văn. Thay vì cô lập, tống ông Kadir vào trại tâm thần, họ đã chọn cách để ông được hòa nhập với cộng đồng.
Tin tổng hợp


Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

4 lý lẽ dành cho kẻ lười đã được khoa học chứng minh

Lười biếng hẳn nhiên không phải là điều gì đáng để tự hào. Nhưng bạn biết không, theo giới khoa học thì "lười cũng không phải là một cái tội" và điều này sẽ được chứng minh ngay thôi.
1. Chống lại bản tính lười biếng là đi ngược quá trình tiến hóa

Cuộc sống hiện đại của con người luôn bận rộn với những lo toan thường ngày. Và ai cũng mong muốn có thể bắt nhịp được với cuộc sống đó.

Tuy nhiên theo các khoa học gia, chúng ta dường như đang chống lại quy luật tự nhiên từ hàng triệu năm trước, vì những người lười nhất mới là những người sống sót.

Lười quá chả muốn làm gì...
Nghe có vẻ hoang đường đúng không? Bởi nếu bạn không buồn nhấc chân chạy khi gặp nguy hiểm thì làm sao có thể sống sót? Mấu chốt vấn đề nằm ở việc "dự trữ năng lượng".

Các khoa học gia cho biết, vào những thời điểm thức ăn khan hiếm trong quá khứ thì dự trữ năng lượng là điều tối quan trọng. Trong đó, việc ngồi yên một chỗ là cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này. Nhờ vậy, trở nên lười nhác lại thực sự cứu sống tổ tiên chúng ta ngày xưa.



Còn hiện tại, mặc dù đã trải qua hàng ngàn năm nhưng dường như ý niệm "ngồi im dự trữ năng lượng" vẫn còn trong tâm trí của con người ngày nay, khiến chúng ta chỉ muốn nằm dài và không phải làm việc.

2. Lười là do họ sở hữu một dạng gene lạ, đột biến

Nhiều người cho rằng, chính những người luôn cầu tiến, nỗ lực học tập, làm việc để có được vị trí cao trong xã hội vô tình làm cho những kẻ lười biếng trở nên thê thảm hơn.

Tuy nhiên theo các khoa học gia, những người lười không đáng bị chỉ trích bởi có thể họ bị ảnh hưởng bởi một dạng đột biến gene khiến cơ thể trở nên cực kì lười.


Đừng bắt em dậy mà, lười lắm...
Gene đột biến này có tên SLC35D3 có thể tạo ra protein tác động kìm hãm đến hệ thống sản sinh dopamine - hormone hạnh phúc giúp con người trải nghiệm cảm giác vui thú, khoái lạc...

Trong một thí nghiệm của Viện di truyền và sinh học Bắc Kinh trên chuột, những cá thể chuột mang gene này chỉ có mức hoạt động bằng 1/3 so với chuột bình thường. Thậm chí khi chúng di chuyển đến chỗ thức ăn, chúng cũng di chuyển chậm hơn.

Bao giờ có thuốc chữa lười hẵng gọi em dậy...
Còn ở người, tỉ lệ mắc gene này chỉ là 0,5% - nhưng điều này có nghĩa, hàng triệu người trên Trái đất đang mắc phải bệnh lười.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc giúp kích thích các thụ thể dopamine và giúp chuột hoạt động bình thường. Và nếu thuốc được ứng dụng thành công - sẽ có hàng triệu người thoát khỏi "căn bệnh lười".

3. Tất cả đều lười giống nhau cả mà

Với sự xuất hiện của Internet, ngày nay chúng ta có thể tìm được bất cứ thông tin gì mong muốn thay vì phải bỏ công tìm kiếm trong phòng đọc của thư viện. Hệ quả tất yếu là thời gian làm việc sẽ giảm xuống đáng kể so với quá khứ và ta sẽ có nhiều thì giờ rảnh rỗi.

Nhưng thời gian rảnh rỗi được sử dụng để làm gì? Nhiều người chọn giải pháp ngủ nhiều hơn, xem Tivi nhiều hơn và dường như không tìm ra hứng thú với những công việc trau dồi bản thân như đọc sách.


Trong một cuộc khảo sát tại Anh với trên 2.000 người thì có tới 60% đã thú nhận rằng, họ nói dối về việc đọc một cuốn sách. Điều này cũng dễ hiểu khi một cuốn sách dày cả trăm trang có thể được tóm tắt trong vòng 2.000 từ trên mạng Internet.

Nhưng ngay cả chuyện giải trí chúng ta cũng lười. Trong một khảo sát do CNN thực hiện, có tới 90% game thủ không hoàn thành game họ đang chơi chỉ vì... ngại.

Có thể nói thế hệ ngày nay là thế hệ lười nhất từ trước tới giờ
4. Những người lười biếng sẽ “giải cứu thế giới”

Lịch sử đã chứng minh: hầu hết những phát minh mới đều nhằm mục đích thỏa mãn "sự lười" của con người, bằng cách giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và sức lực.



Chẳng phải xe đạp được phát minh ra nhằm giúp chúng ta không phải đi bộ? Khi đạp xe cũng thấy mỏi chân, chúng ta lại có ô tô, xe máy. Và đến khi di chuyển bằng ô tô, xe máy quá mất thời gian, người ta phát minh ra máy bay.

Ngay cả tỉ phú Bill Gates cũng từng phát biểu một câu khiến những người lười cảm thấy... nức lòng: "Hãy luôn chọn những người lười biếng để làm việc khó, vì họ sẽ tìm ra cách đơn giản nhất để hoàn thành".

Anh chỉ thuê mấy cậu lười thôi...
Vì thế nếu bạn là người có “đức tính” này, bạn đừng ngần ngại là chính mình. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn sẽ được nằm chơi cả ngày, mà vẫn cần phải làm việc theo cách... lười nhất có thể mới có cơ hội để thay đổi thế giới

Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Nam giới đăng nhiều ảnh tự sướng là biểu hiện bị tâm thần

Nam giới đăng tải nhiều ảnh tự sướng lên mạng xã hội có thể là dấu hiệu đang bị bệnh thái nhân cách, một dạng rối loạn nhân cách có liên quan đến các hành vi xã hội. 
Thái nhân cách là một dạng của bệnh tâm thần. 
Nghiên cứu mới của trường Đại học bang Ohio, Mỹ, về 800 nam giới trong độ tuổi 18 đến 40, đã khẳng định một niềm tin phổ biến là những người đàn ông này chia sẻ ảnh tự sướng trên mạng Internet có xu hướng là người quá yêu bản thân. 

Tình trạng quá yêu bản thân này được gọi là hội chứng tự mê trong y học. Những nam giới thường xuyên chỉnh sửa các bức ảnh tự sướng trước khi đăng tải cũng có thể bị mắc hội chứng này. 

"Việc nam giới đăng nhiều ảnh tự sướng, dành nhiều thời gian chỉnh sửa chúng là một dạng hội chứng quá yêu bản thân, đây là lần đầu tiên chẩn đoán này thực sự được một nghiên cứu xác nhận", Jesse Fox, tác giả dẫn đầu nghiên cứu và là giáo sư tại trường Đại học Ohio nói. 


Fox nhấn mạnh rằng, các kết quả nghiên cứu trên không có nghĩa là người đàn ông nào đăng tải nhiều ảnh tự sướng trên mạng xã hội cũng đều là những kẻ mắc hội chứng tự mê hay là những kẻ mắc bệnh thái nhân cách, nhưng chắc chắn đàn ông đăng ảnh tự sướng nhiều là những người... quá yêu bản thân. 

Những người đàn ông trong nghiên cứu này đều có mức độ hành vi cư xử bình thường – nhưng có các hành vi rối loạn nhân cách chống xã hội cao hơn. Theo Wikipedia, rối loạn nhân cách chống xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder-ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được ghi nhận là có nhiều khả năng mắc hơn so với cộng đồng. Trong khi đó, những người mắc hội chứng tự mê là những người luôn tin rằng họ thông minh hơn, hấp dẫn hơn và tốt hơn những người khác. 

Bệnh thái nhân cách lại liên quan đến việc thiếu sự cảm thông với người khác và thường có xu hướng cư xử bốc đồng. Ông Fox lưu ý đến các mức độ thái nhân cách và hội chứng tự mê – đây là những nét tính cách đặc trưng trong Dark Triad (Dark Triad là nhóm tính cách xấu, có thể gây hại với xã hội gồm 3 nét tính cách: rối loạn nhân cách, quá yêu bản thân, và tính thích lôi kéo). Tuy nhiên, mức độ bình thường của những tính cách này có thể không đến mức quá tệ: nghiên cứu phát hiện ra những người đăng tải ảnh tự sướng online có thể thực sự hấp dẫn, quyến hút người khác, tất nhiên là trừ khi đăng quá nhiều ảnh. 

 Nguồn Zing News

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

“Sách ngôn tình kích thích bản năng, thỏa mãn tâm sinh lý như… ma túy”?

Trước đây, người ta “phàn nàn” rằng giới trẻ ngày càng không chịu đọc sách. Tỷ lệ sách trên đầu người ở Việt Nam quá thấp. Bây giờ, người ta lại “phàn nàn”, giới trẻ chỉ đọc rác ngôn tình- những cuốn “cố súy hiếp dâm” và là “truyện sex trá hình”… Tại sao?

Sách ngày càng là thứ… xa xỉ

Một khoảng thời gian dài, chuyện người Việt “lười” đọc sách (với tỷ lệ sách trên đầu người vào diện thấp trên thế giới) từng được xem là nỗi… hổ thẹn, và từng là đề tài “nóng” trên các diễn đàn. Có muôn vàn lý do được đưa ra để giải thích cho việc… “lười” đọc sách của người Việt. Trong số những người Việt “lười” đọc sách, rất đông giới trẻ được lấy ra như một ví dụ tiêu biểu. Người ta đặt ra nhiều câu hỏi, vì sao “bọn trẻ” bây giờ không chịu đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách có giá trị.

Khi sách ngôn tình nở rộ, khi hàng loạt cuốn bị đình bản vì “cố súy hiếp dâm”, vì là “truyện sex trá hình”, dư luận lại được phen giật mình trước “văn hóa đọc” của một bộ phận không nhỏ giới trẻ bây giờ.



Đứng trước sự “bùng nổ” của dòng sách ngôn tình, của các tin lá cải, giật gân đăng nhan nhản khắp các website, các trang mạng xã hội, nhiều người lớn đã phải giật mình.

Trước câu hỏi, “Liệu có hay không “sự khủng hoảng” trong văn hóa đọc của một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt?”, nhà văn Trần Thị Trường phân tích, “Ngày nay, do sự khắc nghiệt của cường độ lao động nên dường như quỹ thời gian dành cho vui chơi giải trí của con người ngắn bớt đi, hoặc nói cách khác nó được chia ra cho nhiều loại hình giải trí khác nhau, khiến cho đọc sách là một thú vui bị đặt lên bàn lựa chọn. Không ít người chỉ coi sách là thứ giết thời gian chờ tầu xe, hoặc thỏa chí tò mò. Vì thế, sách mỏng, sách vui vẻ, sách có vẽ nhiều tranh hơn ngôn ngữ miêu tả được người đọc tìm đến”.

Theo nhà văn Trần Thị Trường, ““Chủ nghĩa nghe nhìn” lấn át thời gian, (mặt tích cực của “nghe nhìn” ai cũng biết, nhưng mặt trái của “nghe nhìn” là làm giảm khả năng tưởng tượng và hình dung) cho nên người ta thích nghe nhìn hơn là đọc sách vì đọc sách phải vận dụng trí tưởng tượng. Con người hiện đại không cần biết đến từ đâu, và sau này sẽ về đâu, sau hóa thân tro bụi sẽ là gì, tư duy triết học ấy khiến con người xơ cứng, những trí thức trẻ chỉ quan tâm đến “Ta làm gì để tồn tại? Có tên trên Google là một tồn tại dù đó là một thế giới ảo”, câu hỏi cũ không còn khiến con người hiện đại bận tâm. Số còn lại, không quan tâm đến tồn tại hay không tồn tại, sự có mặt của họ là ngẫu nhiên, họ ra đi không để lại dấu vết, thì họ cần gì phải tư duy, họ ăn, mặc, ngủ, hưởng thụ. Hưởng thụ của họ cũng đơn giản, họ tìm cái đơn giản để hưởng thụ. Có cung thì có cầu, những cái đơn giản ra đời mang danh văn hóa…”.

"Những cái đơn giản ra đời, mang danh văn hóa"
“Sách ngôn tình kích thích bản năng thấp, gây hiệu ứng thỏa mãn tâm sinh lý tức thì”

Việc giới trẻ “ồ ạt” đọc sách ngôn tình, nhà văn Trần Thị Trường cho rằng, “Khi bản lĩnh văn hóa yếu ớt, khi không tự mình thẩm định và đặt ra được thang giá trị thì con người rất hay nhầm lẫn và nảy sinh tính a dua, hùa theo số đông”.

“Từ một vài người, hay một vài dòng tin trên mạng nói về cuốn sách nào đó hay, thế là lao theo tìm đọc, có khi đọc được nửa chừng thì chán nhưng đã trót mua (việc này khiến cho người bán sách hoặc tác giả của nó tưởng là loại sách đó ăn khách). Lý do nữa khiến tuổi trẻ thích tiểu thuyết yêu đương sướt mướt, là vì nó dễ đọc, nó chẳng bắt người đọc phải tư duy nhiều, ngoài ra những ngôn ngữ dùng trong loại tiểu thuyết này nó kích thích phần bản năng thấp, gây hiệu ứng thỏa mãn tâm sinh lý tức thì ( nhưng giống như ma túy, rất có hại cho tương lai của bản thân người đó)”- Nhà văn Trần Thị Trường khẳng định.


Nhà văn Trần Thị Trường
Lao vào những cuốn sách “kích thích phần bản năng thấp” và có thể “gây hiệu ứng thỏa mãn tâm sinh lý tức thì”, sẽ không mang lại bất kỳ giá trị nào về mặt thẩm mỹ cũng như “nhân học” cho người đọc.

Và cũng giống như một loại ma túy, để “thoát” ra khỏi những thể loại sách như thế, sẽ không phải là chuyện dễ dàng.

Nhà văn Trần Thị Trường nhắc nhớ lại vị trí và giá trị của những cuốn sách hay đối với quá trình hình thành nhân cách con người- “Ngày xưa, nhân loại coi giá sách (tủ sách) là vật trang trí tao nhã nhất trong ngôi nhà. Sách hay là vật bất ly thân, đọc sách là niềm vui đầu đời của con người ý thức bởi từ sách con người hình thành tư duy thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng. Tuổi nhỏ đọc sách với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi cốt truyện đơn giản nhưng giàu hình ảnh, lớn lên đọc những cuốn sách trữ tình (romantic), sử, dã sử… Rồi câu hỏi: “Ta là ai, ta từ đâu đến, ta sẽ đi về đâu” xuất hiện.

Con người đi tìm câu trả lời trong những cuốn sách kinh điển, khó đọc hơn. Khó đọc, và rất cần vận động tư duy một cách ráo riết, nhưng sau khi đọc, bản lĩnh văn hóa được hình thành dần dần, con người trở nên có nhân tính và có thẩm mỹ, có khả năng phân biệt đúng sai, một cách tự nhiên và dễ dàng khước từ những gì xấu xa bỉ ổi, có xúc cảm xấu hổ và biết xấu hổ. Như vậy, từ việc đọc sách để giải trí, kiến thức sẽ đến với con người”.

Nhóm phóng viên Văn hóa

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Trụ trì uống rượu Tây, nhắm tiết canh!

Sư Thích Minh Thịnh hút thuốc lào sòng sọc và phát ngôn "vô cùng sốc" trong cuộc đối thoại với chúng tôi.


Cuộc đối thoại không thể tin của nhóm phóng viên báo Lao Động với sư Thích Minh Thịnh, trụ trì chùa Nhạn Tháp, một trong hai nhân vật chính của loạt phóng sự "Trụ trì uống rượu tây, nhắm tiết canh!" đăng trên Lao Động...

Chưa hết tò mò về sư trụ trì Thích Minh Thịnh, người được các nhân chứng quan trọng và có uy tín xã hội ở địa phương kể về cuộc “đấu khẩu” rồi “đấu đầu” đầy đao kiếm giang hồ với sư ông Thích Thanh Mão, thì trong một lần đi lễ chùa, nhóm PV chúng tôi đã có dịp trò chuyện với ông về Phật pháp, về lý lẽ của việc tu hành và các đạo lý khác.

Tranh biện của ông Thịnh, có lẽ chỉ cần chép lại nguyên văn từ băng ghi âm và ghi hình, là đủ để nói lên tất cả. không cần thêm một lời bình nào nữa. Mỗi câu từ, có phải là một cấu kiện tạo nên bức chân dung của vị sư trụ trì đã góp phần làm điên đảo một di tích quốc gia cổ kính tuyệt đẹp như chùa Nhạn Tháp?

- Thưa sư trụ trì, hồi tôi dẫn nhóm họa sĩ đến chùa Phú Thị để vẽ cảnh, nhà sư Thích Thanh Mão có vẻ phản đối việc thầy xây chùa 2 tầng này?

-Cái đấy là chuyện của mỗi người.

-Nhắc đến chùa trên Nhạn Tháp này xây 2 tầng, thầy ấy phản đối ghê lắm?

-Đấy là khái niệm của mỗi người, mỗi người có nhận thức về kiến trúc là khác nhau. Mỗi nhận thức văn hóa khác nhau là bình thường mà.

- Chúng tôi thì không rõ lắm, nhưng có vẻ như bây giờ giới luật đi tu của mình cũng thoáng hơn hả thầy? Ví như hôm tôi gặp sư Mão, thấy có rất nhiều rượu, thầy Mão còn bảo thầy ấy vẫn ăn thịt, vẫn ăn tiết canh…

-Đấy là chuyện bình thường mà.

- Thế á? Nhưng mà chúng tôi thấy có một thời gian rất dài nhà chùa cấm điều đấy cơ mà?

-Ai cấm đâu? Đấy là anh chị tưởng thế thôi. Tôi không muốn nói trên khái niệm và quan điểm, tôi nói trên mặt định chế và pháp luật. Nếu không cấm đi ngược chiều thì tôi cứ đi chứ. Đấy là chuyện bình thường mà.

Bên cạnh hệ thống tượng Phật, chùa cũng "trang trí" cả nhiều rắn thần...
-Tức là trong giáo lý nhà Phật không cấm ăn thịt?

-Không, tôi không nói đến giáo lý. Tôi nói đến mặt phổ quát của loài người là ăn uống.

-Nhưng đây mình là người tu hành mà?

-Tu hành là chuyện tu hành. Ông Phật ông ấy có cấm không, ở dòng bao nhiêu, trang bao nhiêu, quyển sách nào hay là khái niệm "chó sủa ở ngoài đường"? Ơ, thế cái máy nó sủa giống con chó cũng bảo là con chó nó sủa hay sao? Ơ, sao lại có cái quan điểm “tưởng rằng”?

-Không, không phải là tưởng, mà chúng tôi nghĩ rằng, kiểu như đã hình thành một nhận thức găm sẵn trong đầu bao nhiêu thế hệ nay rồi ấy – đi tu là phải ăn chay?

-Đấy là quan niệm "Mày quan niệm như thế thì mày ở nhà mày, mắc mớ gì đến tao, tao đi tu ở chùa cơ mà". Đấy là khái niệm, quan điểm của người ta như thế thôi.

-Vâng. Nhưng đúng là trong dân hình thành cái nhìn như thế từ lâu rồi, nhà sư nhỉ?

-Đấy là chuyện của dân. Nếu đường không cấm ngược chiều thì tao cứ đi, chứ sao lại không cho tao đi, đúng không? Nếu như mà đường bảo cấm, thì đương nhiên chỉ được đi 1 chiều.

-Tức là cũng theo kiểu ăn chay hay không thì tùy từng người, cho dù họ đều đi tu cả, đúng không ạ?

-Không phải tùy từng người mà đấy là phổ quát của loài người.

-Không! Ví dụ như chúng tôi thấy ở thiền viện S. ấy, họ hoàn toàn làm đồ chay?

-Đấy là chuyện của S.

-Thì đấy, như chúng tôi nói là tùy vào từng người, từng nơi mà họ làm kiểu này hay kiểu khác, đó có phải là ý kiến của nhà sư trụ trì (Thích Minh Thịnh) không?

-Chả cần thiền viện S. đâu, vào trại bò ở trên Ba Vì ấy, nó cũng ăn chay hoàn toàn, bò toàn ăn chay mà, có con bò nào nó ăn mặn đâu. Không thể mang vấn đề ăn chay ra để mà nói chuyện được. Tôi có đàn bò ăn chay kiếp nọ đến kiếp kia, thì tôi sẽ gọi là trại bò S.

-Dạ thưa, bò với người là khác nhau chứ thầy?

-Không. Nếu mà chùa S. nó bảo là chúng tôi ăn chay, nên chúng tôi hơn người khác thì tôi sẽ gọi là trại bò S. chứ không phải trại người S. Vì Đức Phật còn không ăn chay, đúng không, thế chúng mày ăn chay, thì khác gì trâu bò, đúng không? Tôi có con bò, có bao giờ nó ăn thịt đâu, nó không những ăn chay, mà còn ăn chay từ kiếp nọ đến kiếp kia.

Bà cụ nấu cơm cho sư này, đã tiết lộ với chúng tôi nhiều thông tin sửng sốt, bên cạnh là bức tượng Phật được phủ vải cũ trông vô cùng nhếch nhác
-Nhưng chúng tôi vẫn thắc mắc một điều là, nếu không đúng như chúng tôi nói, mà lại đúng như sư trụ trì đang nói, thì tại sao trong dân mình bao đời này lại hình thành cái ý thức đi tu là ăn chay? Vì một lý do nào đấy chúng tôi vẫn không hiểu?

-Thế tôi hỏi anh chị nhá, tại sao người ta lại gọi anh chị là người Việt Nam? Tại sao người ta lại gọi đất nước này là Việt Nam? Chẳng qua là người ta gọi nó thế thôi. Chứ hồi xưa người ta gọi là Đại Ngu cũng được chứ sao. Việt Nam (là cái tên) sau này người ta mới đặt cơ mà.

Cho nên đấy là khái niệm, đúng không? Bây giờ anh chị tên là Hoa, nhưng anh chị có phải là Hoa không, chẳng qua là bố mẹ anh chị gọi thế để phân biệt với cái đứa tên là Lá thôi.

Lâu dần người ta cứ gọi anh chị Hoa ơi, thì anh chị tưởng anh chị là Hoa, chứ anh chị có phải là Hoa đâu… Tất cả đều là do người ta đặt ra và gọi thế, mà đa số những cái mà người ta vẫn dùng là sai. Bản chất nó chỉ là những khái niệm mơ hồ.

"Ăn chay cái… vào mặt chúng mày!”

Ngừng một lát nhìn chúng tôi, nhà sư Thích Minh Thịnh nói tiếp: “Chuyện kể thế này, có một ông trong làng cũng già rồi, ông ấy đến nhà bạn chơi, nhà bạn có chó đẻ, ông ấy thích nên ông ấy xin một con mang về nuôi. Con chó con nó lạ nhà, nó sủa ầm lên.

Lại đúng đến ngày chuẩn bị giỗ tổ, ông cụ mới thắp hương chuẩn bị lễ tổ tiên nhưng con chó cứ sủa loạn lên thì ông mới mang con chó dắt ra ngoài ngõ xích. Thằng cháu nội nhìn thấy điều đấy nên nó cứ ám ảnh, nó nghĩ, lễ tổ tiên là phải mua một con chó con, trước khi lễ các cụ thì mang con chó con ra ngoài ngõ.

Rồi nó lớn, ông nó chết, bố nó chết, nó làm chủ gia đình, cứ đến giỗ là nó mua một con chó con về xích ở cửa xong chuẩn bị lễ thì nó dắt ra ngõ. Người ta hỏi sao mày lại làm thế, thì nó bảo, tôi có biết đâu, tôi thấy ông tôi làm thế mà, ông tôi làm thế nên tôi cũng làm thế. Đấy, khái niệm dân gian cũng là như thế.

Một đứa bé lớn lên, nó thấy làng nó có một ông thầy hay một hòa thượng, một sư ni nào đấy. Người ta già, người ta sợ béo, ăn nhiều thì tim mạch, sinh bệnh, nhanh chết. Vị sư nào già mà chả ăn chay. Xong nó lớn lên nó cứ ám ảnh đã tu là ăn chay. Ăn chay cái… vào mặt chúng mày. Xong, lại còn cái trò thiền viện.

Đạo Phật cung ứng cho loài người một nền văn minh chính là thiền, cho nên đạo Phật chính là đạo thiền. Người ta vẫn gọi cửa thiền, cửa từ bi, chứ không phải cứ ở Thiền viện của ông Thích Thanh T. ra mới là thiền. Cũng như trong dân gian, nhà nào cũng có muối, thì không cần ghi ở ngõ là "Nhà tôi có muối". Linh hồn của đạo Phật là thiền, văn minh của đạo Phật là thiền, thế thì việc gì phải gọi là Thiền viện. Thùng càng rỗng thì càng kêu to.

-Nghe thầy nói thì chúng tôi thấy cái tầm văn hóa nào đó và mọi thứ từ thầy rất khác so với khi chúng tôi nghe thầy Mão nói về thầy?

-Đấy là chuyện của ông ấy.

-Thầy Mão có vẻ không ưa thầy?

-Đó cũng là chuyện bình thường của ông ấy. Cuộc đời mà, làm sao mà tất cả mọi người đều ưa mình được.

-Nhưng đi tu thì phải khác chứ?

-Không. Cũng là chuyện của người ta. Nếu không có thứ gọi là bóng tối thì ánh sáng không có giá trị.

-Cảm ơn nhà sư!

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Tin được không: Chúng ta đang ăn rác thải nhựa hàng ngày

Và lượng nhựa này đến từ muối chúng ta ăn mỗi ngày đó....

Theo thống kê, hàng năm có tới 5 triệu tấn rác nhựa được đổ ra các đại dương trên toàn thế giới, và các khoa học gia cho hay, số rác nhựa này đang làm ô nhiễm cả lượng muối chúng ta ăn hàng ngày.

Cụ thể, các nhà khoa học tại ĐH Đông Trung Quốc (Thượng Hải) đã thử kiểm tra các mẫu muối làm từ nhiều nguồn khác nhau: muối biển, muối từ hồ nước mặn, muối mỏ...
Mỗi năm chúng ta đang nuốt hàng ngàn hạt nhựa siêu nhỏ qua đường muối.
Kết quả cho thấy muối biển có chứa tới 550 - 681 hạt nhựa siêu vi/kg. Muối làm từ hồ nước mặn và muối mỏ có tỉ lệ thấp hơn - khoảng 204 hạt/kg. Một người bình thường khoảng 5 - 12g muối một ngày, tức là trong một năm đã nuốt tới hàng ngàn hạt nhựa như vậy.

Các chuyên gia cho biết những hạt nhựa siêu vi này đến từ 2 nguồn: do rác thải nhựa phân hủy, và từ những hạt nhựa siêu nhỏ (microbeads) có trong mỹ phẩm như sữa rửa mặt hoặc kem đánh răng. Trong đó loại đến từ mỹ phẩm thường theo các đường ống đổ thẳng ra biển.

Các hạt nhựa microbeads có trong các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt và kem đánh răng.
Các microbeads thường có kích cỡ rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi ra đến đại dương, các loài động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc... ăn phải, và rồi lại đi vào cơ thể chúng ta khi... lên đĩa. Theo thống kê, những người thường xuyên ăn động vật có vỏ cũng đồng thời phải tiêu hóa 11.000 hạt nhựa mỗi năm.

Vậy nuốt phải các hạt nhựa này có sao không? Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng các hạt nhựa có kích cỡ nano thậm chí có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra cái chết của số lượng lớn các loài cá trên thế giới.

Ngoài ra, chúng có thể làm tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm thuốc trừ sâu DDT và Polychlorinated biphenyl (PCB - nhóm các hóa chất gây ung thư).
99% chim biển sẽ phải ăn rác nhựa trong 50 năm tới

Theo Kênh14/Trí Thức Trẻ

Những ngày hội kỳ quặc nhất hành tinh

Lễ hội nhảy qua người các bé sơ sinh El Colacho


Ngày hội lâu năm được tổ chức lần đầu từ năm 1620, thường diễn ra vào tháng 5, 6 hàng năm tại đường phố ở Castrillo de Murcia, miền bắc Tây Ban Nha. Các bé sơ sinh được đặt trên giường nệm ngoài phố. Sau đó, một người đàn ông ăn vận như quỷ dữ nhảy qua người các bé. Người dân tin rằng cách làm này sẽ giúp các bé khỏe mạnh.

Lễ hội đuổi theo pho mát




Hàng năm, tại ngọn đồi Coopers ở Gloucestershire, Vương Quốc Anh đều diễn ra cuộc thi đuổi theo pho mát. Một miếng pho mát lớn như bánh xe ô tô được lăn từ trên đỉnh đồi xuống đất. Nhiệm vụ của người chơi phải trượt đuổi và bắt được trúng sẽ thành người thắng cuộc. Tuy nhiên, do độ dốc lớn lại chạy với tốc độ nhanh nên không ít người chơi gặp chấn thương sau khi dự thi.

Lễ hội tắm bùn Boryeong




Lần đầu ngày hội bùn Boryeong được tổ chức vào năm 1998. Đến nay, lễ hội thu hút hơn triệu lượt khách đến với Hàn Quốc. Loại bùn sử dụng trong ngày lễ được lất từ bãi biển Daecheon, nơi rất nhiều khoáng chất tốt cho da và sức khỏe.

Lễ hội đấu vật lạc đà




Camel Wrestling là giải đấu lạc đà truyền thống phổ biến tại khu vực Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ và một số vùng khác thuộc Nam Á. Vào ngày hội, "đô vật" lạc đà được trang trí với yên ngựa, chuông, thảm, và lao vào cuộc chiến. Thường cuộc thi không kéo dài quá 10 phút để tránh những thương tích nghiêm trọng.

Vác vợ chạy




Ngày hội tổ chức môn thể thao đặc biệt này diễn ra tại Phần Lan. Yêu cầu cuộc thi đòi hỏi các ông chồng phải cõng hoặc vác vợ trong suốt đường đua dài 253.5m.

Lễ hội khỏa thân Hadaka Matsuri




Nhật Bản là nơi có nhiều lễ hội lạ, trong đó có ngày hội khỏa thân Hadaka Matsuri. Người tham gia là nam giới chỉ mặc duy nhất bộ khố và tất trắng, chen chúc nhau trong ngôi đền để cùng bắt cây gậy may mắn. Ai giành được nó sẽ gặp nhiều may mắn thuận lợi trong cả năm.

Lễ hội đấu ngón chân cái




Ngày hội đấu ngón chân cái diễn ra tại ngôi làng Bentley, hạt Derbyshire, Anh. Các thí sinh phải trên 18 tuổi, chân không bị bệnh ngoài da, sẽ được thi đấu. Hai đô vật ngồi đối diện nhau, dùng sức mạnh ngón chân cái để "quật ngã" đối phương sẽ giành chiến thắng.

Lễ hội làm mặt xấu


Nếu gương mặt bạn không ưa nhìn, cơ hội giành chiến thắng tại lễ hội này càng cao. Lễ hội kỳ quặc tuyển chọn gương mặt xấu xí nhất diễn ra tại hội chợ Egremont Crab, Vương Quốc Anh hàng năm.


Huy Hoàng

TIN HAY CÙNG CHUYÊN MỤC:

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Câu chuyện bán ớt và bài học kinh doanh

Khách hàng hỏi “ớt có cay không”, thì trả lời sao bây giờ?

Những người bán ớt sẽ luôn gặp phải câu hỏi như thế này, “ớt của anh (chị) có cay không?”, gặp câu hỏi như thế thì phải trả lời sao đây nhỉ?

Nếu nói cay, những người sợ cay, họ sẽ bỏ đi ngay; còn nếu bảo không cay, cũng có thể khách hàng lại là người thích ăn cay, như vậy việc làm ăn lại gặp rủi ro.

Câu chuyện bán ớt và bài học kinh doanh

Một ngày kia, không có việc gì làm, tôi đến đứng bên cạnh chiếc xe ba gác của một chị bán ớt, thử xem chị ấy giải quyết hai vấn đề hoàn toàn tương phản này như thế nào. Nhân lúc không có người đến mua, tôi cố làm ra vẻ thông minh mà nói với chị ấy rằng:

“Chị hãy chia số ớt này thành hai đống đi, nếu có người muốn mua cay thì cho họ đống này, còn nếu không, thì cho họ đống kia”.

Chị bán ớt cười với tôi, dịu dàng nói: “Không cần đâu!”

Đang nói thì một người đến mua, và điều thần kỳ đã xảy ra, rốt cuộc bà chủ đã nói thế nào nhỉ?

Quả nhiên chính là hỏi câu đó: “Ớt của chị có cay không?”

Chị bán ớt rất chắc chắn mà bảo khách hàng rằng: “Màu đậm thì cay, còn nhạt thì không cay!”

Người mua ngỡ là thật, chọn xong liền trả tiền, vui lòng mà đi.

Chẳng mấy chốc, những quả ớt có màu nhạt chẳng còn lại bao nhiêu.

Lại có khách hàng đến, vẫn là câu hỏi đó: “Ớt của chị có cay không?”

Chị bán ớt nhìn vào số ớt của mình một cái, liền mở miệng nói …..

Lần này bà chủ trả lời: “Ớt dài thì cay, ớt ngắn không cay!”

Quả nhiên, nguời mua liền dựa theo tiêu chuẩn phân loại của chị mà bắt đầu chọn lựa.

Kết quả lần này chính là, ớt dài rất nhanh đã hết sạch.

Nhìn những quả ớt vừa ngắn vừa đậm màu còn sót lại, trong lòng tôi nghĩ :

“Lần này xem chị còn nói thế nào đây?”

Tuy thế, khi một khách hàng khác hỏi: “Ớt có cay không?”

Chị bán ớt hoàn toàn tự tin mà trả lời rằng: “Vỏ cứng thì cay, vỏ mềm không cay!”.

Tôi thầm bội phục, không phải vậy sao, bị mặt trời phơi cả nửa ngày trời, quả thực có rất nhiều quả ớt vì mất nước mà trở nêm mềm nhũn đi. Chị bán ớt bán xong số ớt của mình, trước khi đi, chị nói với tôi rằng: “Cách mà cậu nói đó, thật ra những người bán ớt chúng tôi đều biết cả, còn cách của tôi thì chỉ có mình tôi biết thôi”.

Thật là thần kỳ vậy!

Thật ra bạn có bao giờ nghĩ rằng, những gì bạn bán đi không phải là hàng hóa, mà lại chính là:

1. Đối với những khách hàng lạ, điều cần bán đi chính là sự lễ phép.
2. Đối với những khách hàng quen thuộc, điều cần bán đi chính là sự nhiệt tình.
3. Đối với những khách hàng nóng tính, điều bán đi chính là hiệu suất.
4. Đối với những khách hàng ngạo mạn, điều thật sự bán đi chính là lòng nhẫn nại.
5. Đối với những người có tiền, điều mà bạn bán đi chính là sự tôn quý.
6. Đối với những người nghèo khổ, điều bán đi chính là lợi ích thiết thực.
7. Đối với những người thời thượng, điều bán đi chính là sự sang trọng.
8. Đối với những người chuyên nghiệp, điều mà bạn bán đi chính là sự chuyên nghiệp.
9. Đối với những người hào sảng, điều mà bạn bán đi chính là sự phóng khoáng.
10. Đối với những người keo kiệt, điều thật sự bán đi chính là lợi ích.
11. Đối với những người sống hưởng thụ, điều cần bán đi chính là sự phục vụ.
12. Đối với những người hư vinh, điều bán đi chính là vinh dự.
13. Đối với những người hay bắt bẻ, điều bán đi chính là sự tinh tế.
14. Đối với những người hiền lành, điều cần bán đi chính là sự chân thành.
15. Đối với những người hay do dự, điều thật sự cần bán đi chính là sự đảm bảo.

Nếu như bạn muốn bán đi những sản phẩm của mình, có phải bạn thường hay nói với người tiêu dùng rằng sản phẩm của mình tốt như thế nào, sản phẩm của bạn có gì khác với những thứ khác, và sản phẩm của bạn rẻ như thế nào. Nếu như bạn bán hàng đều là dựa theo những cách này, thì bạn sẽ phát hiện rằng nhất định mình sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.

“Công ty bán hàng hóa như thế nào, thường thường so với việc công ty bán những sản phẩm gì cũng quan trọng như nhau”.

Đừng có vừa mới bắt đầu đã vội vàng bán sản phẩm, mà trước hết cần phải hỏi rõ vấn đề, nghe xem tiềm ẩn bên trong khách hàng cần những gì. Một khi biết được những yêu cầu tiềm ẩn bên trong của khách hàng, vậy thì việc bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Chúc bạn có thể khởi đầu cho mình một công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió, và ngày càng phát triển.