Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

17 BÍ KÍP ĐÁ BAY NHỮNG LỘN XỘN LÀM PHIỀN CUỘC SỐNG


1. Lên danh sách những việc cần làm vào đầu ngày, và kiểm tra lại vào cuối ngày. Trước khi bắt đầu một ngày làm việc, hãy viết ra 3 nhiệm vụ mà bạn cho là quan trọng nhất của ngày hôm đó.
Bạn cũng có thể liệt kê thêm vài việc khác nữa mà bạn muốn làm trong ngày. Cuối ngày, kiểm tra lại xem bạn đã làm được hết mọi thứ bạn cần phải làm chưa, thậm chí có thể lên luôn danh sách cho ngày hôm sau. Và đừng quên dọn ngăn nắp chỗ ngồi của bạn nhé.

2. Khi rời khỏi bàn làm việc, hãy cầm một thứ bất kỳ trên bàn để vứt đi, bất kể đó là lúc bạn đi lấy nước, đi rửa tay hay nghỉ giải lao giữa giờ. Nếu bàn của bạn chẳng có gì cả, hãy tìm kiếm “sự trợ giúp” từ bàn bên cạnh

3. Khi ăn xong, nhớ rửa bát. Đây chỉ đơn giản là ý thức cá nhân. Hãy rửa bát khi ăn xong, đừng ngâm chúng trong bồn rửa.

4. Lau sạch sẽ bồn rửa sau khi sử dụng. Bất cứ lúc nào, sau khi bạn rửa tay hoặc đánh răng xong, hãy lau bồn rửa mặt sạch sẽ. Tương tự với bồn rửa bát cũng thế, hãy dọn sạch cả những thứ linh tinh xung quanh nếu bạn nhìn thấy.

5. Khi đi qua bất kỳ căn phòng nào, hãy tìm một thứ bất kỳ để vứt đi. Yên tâm, bạn không cần phải vứt hết mọi thứ đâu, chỉ một là đủ rồi.

6. Khi thay quần áo, đừng vứt linh tinh. Khi bạn tắm hoặc thay quần áo để đi đâu đó, thay vì vứt chúng “la liệt” trên sàn nhà hay vắt “vất vưởng” trên ghế, hãy đặt chúng vào giỏ đựng quần áo. Nếu nhìn thấy quần áo khác xung quanh cũng đừng ngần ngại để chúng vào vị trí đúng.

7. Bàn làm việc, bàn ăn, kệ bếp, sàn nhà… hãy luôn giữ sạch sẽ. Nếu quá nhiều thứ lộn xộn không thể dọn hết ngay được, hãy xem quy tắc liên quan đến thứ Bảy bên dưới. Nhưng nếu bạn có thể dọn sạch ngay, hãy bắt tay vào làm luôn đừng trì hoãn.

8. Lưu lại những gì bạn đã làm vào cuối ngày. Nếu công việc của bạn liên quan đến giấy tờ, hãy lưu chúng vào một tập hồ sơ. Còn nếu công việc của bạn chủ yếu dùng máy tính, hãy dọn sạch màn hình desktop và tạo thư mục riêng cho những file này.

9. Đừng bỏ qua bất kỳ một email nào. Hãy đọc kỹ chúng, trả lời mail hoặc lưu nó lại. Thậm chí bạn có thể đưa chúng vào danh sách những việc phải làm trong ngày. Đừng bao giờ vào địa chỉ mail rồi để đấy.

10. Chỉ để lại 3 email trong hộp thư đến, và xếp chúng vào “to-do list”. Hãy xóa dần hàng trăm, hàng nghìn email trong hộp thư đến của bạn hoặc lưu chúng vào một thư mục riêng. Sau đó tập trung xử lý 3 email được để lại kia.

11. Tạo “danh sách 30 ngày” cho những thứ bạn muốn mua nhưng chưa cần ngay. Nhớ ghi rõ ngày cụ thể bên cạnh những mục này. Sau 30 ngày, bạn có thể nhìn lại xem mình có thật sự cần chúng nữa hay không.

12. Để riêng quần áo bạn hay mặc và không mặc nữa. Để quần áo bạn không mặc nữa vào một tủ riêng biệt, hoặc cho vào thùng lớn rồi cất đi, chỉ để lại quần áo bạn thấy thật sự cần thiết. Sau một tháng, bạn sẽ thấy cái nào có thể đem đi làm từ thiện.

13. Dọn dẹp vào thứ Bảy hàng tuần. Mỗi buổi sáng thứ bảy hãy dành một hoặc hai giờ (thậm chí nửa ngày cũng tốt) để dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa.

14. “Mua một tặng hai”. Khi bạn sắm sửa một thứ cho bản thân, hãy đem tặng hai thứ bất kỳ cho người khác. Ví dụ, nếu bạn mới mua một đôi giày, hãy ủng hộ hai đôi cho người nghèo khó. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu ra hai vấn đề: một là bạn sẽ suy ngẫm nhiều hơn về thứ bạn mới mua, hai là bạn sẽ thấy mong muốn sở hữu của bản thân ít dần đi. Sau cùng, bạn có thể chuyển đổi nguyên tắc này thành “mua một tặng một” khi mà mong muốn sở hữu của bạn đã được cân bằng.

15. Đặt giới hạn cho những thứ bạn đang có. Hãy giới hạn số lượng quần áo của bạn (ví dụ chỉ có 30 bộ), sách hoặc một vài thứ tương tự (như là chỉ có 30 cuốn). Loại bỏ những thứ thừa thãi và đừng bao giờ cho phép bản thân đi quá giới hạn. Còn giới hạn ở mức nào là do ý thức bạn tự thiết lập.

16. Cuối tháng, dọn dẹp “rác” trong máy tính.

17. “Thanh lọc” cuộc sống ba tháng một lần. Hãy dành ngày cuối tuần cuối cùng của một quý để loại bỏ những thứ bạn thật sự không còn cần đến nữa.

- ST -