Sở
dĩ quy định của “xứ vạn đảo” được chú ý đặc biệt như vậy bởi nó ra đời đúng thời
điểm trẻ em Việt Nam bắt đầu kỳ nghỉ Hè, trong những ngày nóng kỷ lục.
Nên
chăng “giữ chân” trẻ ở nhà bằng các thiết bị điện tử? Hay “cấm tiệt” chúng sử dụng
các thiết bị máy tính bảng, smartphone để đảm bảo sự phát triển tự
nhiên? Hay cho các em dùng có kiểm soát để các em bắt kịp xu thế công nghệ?
GS
Văn Như Cương: Đừng coi máy tính bảng là “bảo mẫu”!
Bên
cạnh sự hấp dẫn tự thân của máy tính bảng hoặc smartphone, việc trẻ em dưới 11
tuổi sử dụng tràn lan thiết bị này còn đến từ cách nghĩ đơn giản của phụ huynh.
Rõ ràng, thay vì mất quá nhiều thời gian để trông nom, chơi đùa hoặc dỗ dành
các em, việc đưa cho trẻ một chiếc máy tính bảng để các em tự “giữ trật tự”, tự
giải trí là lựa chọn dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều.
Tại
một vài gia đình, tôi đã từng chứng kiến cảnh cả 3 người (bố, mẹ, con) ngồi ở 3
góc, cùng chúi vào những chiếc máy tính bảng hoặc smartphone trên tay mình. Khi
có khách đến chơi, trẻ em trong nhà cũng chỉ ậm ừ rồi lại dán mắt vào màn hình
máy tính bảng. Nếu trong số khách có cả những em nhỏ, đến lượt vị khách tí hon
này cũng nhấp nhổm, chỉ muốn được người lớn nhường cho máy tính bảng, thay vì
chơi đùa, trò chuyện với em bé chủ nhà.
Về
mặt sinh học hay tâm lý học, tôi cho đó là một câu chuyện không bình thường
trong xã hội hiện đại. Giao tiếp, trao đổi với cộng đồng là nhu cầu tự nhiên và
tất yếu của cá nhân. Đặc biệt, điều này lại càng trở nên quan trọng với trẻ em ở
độ tuổi đang hình thành nhân cách.
Hiện
đại đến mấy, máy tính bảng hay smartphone cũng không thể thay thế cho những cảm
nhận của các em về mối quan hệ gia đình, cộng đồng, hay về cuộc sống thật ngoài
đời.
Ngoài
ra, một cách tự nhiên, trẻ em dưới 11 tuổi dễ bị hấp dẫn bởi việc xem phim hoặc
chơi điện tử trên máy tính bảng và smartphone, chứ ít khi tự giác sử dụng các
thiết bị thông minh này để bổ sung, tìm kiếm kiến thức cho mình.
"Có nên cấm trẻ sử dụng iPhone, iPad?" là câu hỏi nhức nhối ở nhiều quốc gia |
Và,
tôi khẳng định: việc xem phim hoặc chơi điện tử khiến trí óc các em phải làm việc
với cường độ cao hơn và dần tạo cảm giác mệt mỏi uể oải, chứ khó lòng tạo nên sự
thư giãn đầu óc sau những phút học tập.
Xã
hội hiện đại mang đến những tiện ích đặc biệt từ máy tính bảng hay smartphone,
nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách đố về việc sử dụng các thiết bị này một
cách khoa học và hợp lý. Những câu chuyện về nạn “nghiện game”, về sự chìm đắm
trong thế giới ảo của trẻ em là minh chứng việc người dùng không đủ bản lĩnh để
làm chủ bản thân trước sự cám dỗ của công nghệ. Và ở độ tuổi dưới 11, trẻ em rất
khó tự mình vượt qua những cám dỗ ấy.
Nếu
chưa vào cấp 2, tôi phản đối việc để trẻ em tiếp xúc quá nhiều với máy tính bảng
hoặc smartphone. Các bậc phụ huynh hãy hiểu rằng với con cái, sự gần
gũi của cha mẹ, cũng như việc giáo huấn về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho
các em là những thứ mà không thiết bị nào có thể làm thay được.
Bác
sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền: Không nên “giữ chân” trẻ bằng máy tính bảng,
smartphone!
Bác
sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền (Bệnh viện Mắt Trung ương) cho rằng: “Ở góc độ chuyên
môn, chúng tôi luôn tư vấn các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ nhìn gần.
Trong khi đó, smartphone, máy tính bảng thường phải nhìn rất gần. Bên cạnh đó,
việc đọc sách, xem ti-vi quá nhiều hay những việc đòi hỏi khoảng cách nhìn gần,
chúng tôi luôn khuyên nên hạn chế. Đặc biệt, với các cháu nhỏ tuổi, đã bị cận
thị thì cần tránh tiếp xúc với những thiết bị này vì độ cận của các cháu sẽ
tăng rất nhanh.
Mùa
Hè, trời nắng nóng, các bậc phụ huynh thường chọn các thiết bị điện tử để “giữ
chân” con trẻ trong nhà. Theo tôi, đây không phải là phương án hay. Bởi, chúng
ta có nhiều trò chơi trong nhà, bổ ích cho trẻ. Ví dụ, các trò chơi dân gian
như: bắn bi, chơi chuyền, ô ăn quan hay các trò chơi trí tuệ như chơi cờ,
rubic... Những trò chơi này vừa không hại mắt, vừa phát triển các kỹ năng vận động,
kỹ năng tư duy cho trẻ.
Ở
khía cạnh khác, việc cấm hoàn toàn trẻ tiếp cận công nghệ chưa hẳn đã hay. Đành
rằng những thiết bị này không tốt cho mắt nhưng nếu cho trẻ sử dụng với thời lượng
vừa phải, nó cũng tạo cho trẻ sự hoạt bát cần có ở thời buổi công nghệ. Bởi,
các thiết bị máy tính bảng, điện thoại thông minh có nhiều tiện ích trong việc
học tập, tra cứu và tiếp cận thông tin.
Tuy
nhiên, các bậc phụ huynh cần phải kiểm soát chặt các ứng dụng trong thiết bị
cũng như các website trẻ có thể truy cập. Bên cạnh việc theo sát các hoạt động
trên thiết bị của trẻ, các bậc phụ huynh cũng cần tạo dựng ý thức sử dụng thiết
bị điện tử cho các cháu. Vì khi có “đề kháng” cao, các cháu sẽ chủ động chọn lựa
thông tin, ứng dụng bổ ích, và tránh những nguồn độc hại. Và đây là phương pháp
lâu bền, rốt ráo nhất để con em tránh “nghiện game”, “nghiện net” sau này.
Nhà
báo Ngô Bá Lục (VnMedia): Máy tính bảng, smartphone có lợi cho trẻ nếu biết
cách sử dụng
Tôi
quan niệm, thời bây giờ cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử thông minh là hoàn
toàn bình thường. Nếu biết cách sử dụng, sẽ khỏi lo trẻ bị “nghiện”, thậm chí
còn giúp chúng học hỏi rất tốt.
Thời
gian đầu khi con trai tôi sử dụng máy tính bảng, smartphone, cháu rất thích
thú. Nhưng sau khi nhận thấy con có dấu hiệu “nghiện” và giao tiếp với bên
ngoài hơi chậm, vợ chồng tôi đã quyết định điều chỉnh. Chúng tôi giao hẹn cho
cháu chơi 1 tiếng trước bữa ăn, với điều kiện cháu sẽ ăn hết phần cơm.
Trong
máy tôi chỉ cài đặt một 1 đến 2 game, cài mã khóa Facebook, Safari...
Nhiều
gia đình cứ vứt máy tính bảng cho con chơi để bố mẹ làm việc, đến khi con bắt đầu
phụ thuộc vào máy tính bảng thì lại lo lắng không biết làm thế nào. Thực ra
“cai nghiện” smartphone cho trẻ không hề khó như nhiều người nghĩ. Ở gia đình
tôi bây giờ, dù chúng tôi có để điện thoại ở bàn, bọn trẻ không bao giờ tự tiện
mở, vì mình đã có giao hẹn với con, và không phải cấm đoán chúng hoàn toàn.
Các
thiết bị thông minh có rất nhiều ứng dụng giúp bọn trẻ học tập và đặc biệt là tạo
kỹ năng tư duy. Tôi cài các ứng dụng về ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc... Các phần
mềm này đều có hình ảnh và âm thanh rất sống động, giúp các cháu học hỏi rất
nhanh. Con trai lớn của tôi biết được chữ, số, màu sắc là nhờ iPad. Còn cậu con
trai nhỏ thì rất thích vào YouTube tìm các clip ABC Songs... Khi chúng sử dụng
thành thạo và cũng đã quen với các ứng dụng dần dần chúng không còn bám lấy các
thiết bị này nữa.
Hai
con trai của tôi bây giờ thích chơi đùa trong nhà với nhau hơn. Buổi tối nếu
không phải đi làm tôi đều cho hai đứa đi chơi, cuối tuần mẹ cháu sẽ đưa hai đứa
đi công viên.
Theo
Thể Thao Văn Hóa