Thử nghiệm xã hội của một nhóm truyền thông khuyên sinh viên các trường đại học bỏ nghề để làm giàu dễ dàng khiến hàng nghìn người tò mò dù biết rằng nó không thực tế. Làm giàu dễ vậy sao?
Lợi ích của việc giàu có thì ai cũng hiểu, nhưng cách để trở nên giàu có thì không phải ai cũng biết. Và đó chính là mấu chốt vấn đề.
Những kẻ cơ hội dựa vào điểm này để thu hút sự quan tâm và tha thiết của mọi người – những người thiếu hiểu biết, hồ đồ và lười nhác. Tôi không muốn quy chụp tất cả, nhưng những người không muốn bỏ công sức ra làm việc, chỉ muốn công việc nhàn hạ mà thu nhập lại cao thì còn vì lý do gì nữa?
Trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì, và công sức ta bỏ ra sẽ tương đương với thành quả ta thu lại. Vậy việc bỏ ra chút ít công sức mà thu lại được lợi nhuận kếch xù là điều viển vông hơn cả lên cung trăng gặp chị Hằng, chú Cuội.
Tôi không muốn bàn đến sự bức xúc của mọi người trước những chiêu trò mà các tổ chức bán hàng đa cấp sử dụng để lôi kéo người tham gia. Cái tôi nể họ là một quy trình hoàn hảo từ khâu thấu hiểu tâm lý con người đến khả năng thuyết phục khéo léo, cùng với sự dàn dựng công phu cộng hưởng với niềm tin mù quáng của nhiều người đã tạo ra “thành công” như ngày hôm nay khi nhắc đến cụm từ “đa cấp”
Tôi không nói đa cấp là xấu xa tồi tệ, bởi trên thế giới rất nhiều nước đã áp dụng hình thức này và đã thành công. Nhưng về đến nước ta thì kỳ lạ thay, từ “lý thuyết” đến “thực hành” với quá nhiều biến tướng đã khiến cụm từ này mỗi lần nhắc đến lại nhận được thái độ khinh bỉ của hầu hết mọi người (trừ những người tham gia mạng lưới)
Sự dè chừng của người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống đã rất “mong manh” trước những cám dỗ của đồng tiền rồi, thử hỏi các bạn trẻ non nớt sao có thể can đảm vượt qua được?
Chính vì vậy, thử nghiệm xã hội của một nhóm truyền thông có tên Trăng Đen đã đánh đúng vào tâm lý đó của các bạn sinh viên: khuyên các bạn bỏ ngành nghề đang theo học để “gia nhập” hội Sinh Viên Chuẩn với thu nhập 200 triệu/tháng.
Tôi chẳng lạ và cũng chẳng bức xúc khi nhìn những tấm hình đăng tải trên mạng và thú thực tôi cũng là một trong số hàng ngàn người tò mò kích vào link để xem có “trò” gì trong đó.
Tuy nhiên, với trường hợp này, tôi thấy có hai trường phái đối lập, một số đông các bạn trẻ tỏ ra hiểu biết và có những lời lẽ không đẹp thể hiện sự bất mãn của mình với cái “hội” này, số còn lại “ngây thơ” tin vào một “niềm tin bất diệt” rằng có lẽ mình đã được khai sáng từ đây.
Cả hai đối tượng này đều đáng trách. Ai cũng hiểu vì sao, nên tôi không muốn nói thêm.
Làm sao để giàu thực sự?
Có phải những tỷ phú như Bill Gate, Warren Buffet, Phạm Nhật Vượng hay Mark Zuckerberg đều bỗng nhận được một bọc tiền từ trên trời rơi xuống, hay một ngày đẹp trời nào đấy ngủ dậy thấy một đống tiền xung quanh?
Dù cứ cho là khéo ăn nói như nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey đi chăng nữa cũng là do nỗ lực lao động chứ đâu phải chỉ cần “ngoại giao” cộng với tài “hùng biện” là có thể kiếm tiền một cách dễ dàng như vậy.
Hóa ra, mục đích của cái thí nghiệm mà nhóm truyền thông kia làm chỉ là đánh giá xem thái độ và phản ứng của các bạn sinh viên như thế nào, có dễ bị dụ dỗ lôi kéo và ăn “bánh vẽ” không thôi.
Bên cạnh đó họ còn rất “khéo” khi PR cho một buổi trao đổi (talkshow) của họ có tên “Ảo tưởng làm giàu” sắp tới. Nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin phép không “vô hình chung” PR thêm.
Mong là các bạn sinh viên dù đã, đang hay sắp có ý định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp hãy tỉnh táo để quyết định cuộc đời mình, mặc dù đây là việc rất khó. Vì những người lớn tuổi còn hoang mang nói gì đến các bạn. Nhưng đó mới chỉ là một bài học để đánh giá xem bản lĩnh các bạn đến đâu.
Dù các bạn có tin vào Luật Hấp Dẫn đến mấy mà không chịu động não suy nghĩ, trau dồi vốn hiểu biết và vốn sống, không dùng chính sức lao động của mình để cống hiến cho gia đình, xã hội thì giàu có cũng chả ích gì.
Các bạn cứ tra google xem các tấm gương người thật việc thật khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên, họ cố gắng thế nào, nỗ lực ra sao để làm giàu thì biết.
Có thể bạn đã sai lầm, nhưng tuổi trẻ mà, cứ sai đi. Quan trọng là sau đó có biết sửa hay không.
Và hãy nhớ một điều rằng làm giàu dễ hay khó là tùy ở suy nghĩ và hành động của mỗi người.
- "Sự thật đáng buồn của thế giới văn minh"
- Những triết lý từ các nhân vật phản diện
- Lập trình ngôn ngữ tư duy
Làm giàu – ai chẳng muốn
Những kẻ cơ hội dựa vào điểm này để thu hút sự quan tâm và tha thiết của mọi người – những người thiếu hiểu biết, hồ đồ và lười nhác. Tôi không muốn quy chụp tất cả, nhưng những người không muốn bỏ công sức ra làm việc, chỉ muốn công việc nhàn hạ mà thu nhập lại cao thì còn vì lý do gì nữa?
Trên đời này chẳng ai cho không ai cái gì, và công sức ta bỏ ra sẽ tương đương với thành quả ta thu lại. Vậy việc bỏ ra chút ít công sức mà thu lại được lợi nhuận kếch xù là điều viển vông hơn cả lên cung trăng gặp chị Hằng, chú Cuội.
Tôi không muốn bàn đến sự bức xúc của mọi người trước những chiêu trò mà các tổ chức bán hàng đa cấp sử dụng để lôi kéo người tham gia. Cái tôi nể họ là một quy trình hoàn hảo từ khâu thấu hiểu tâm lý con người đến khả năng thuyết phục khéo léo, cùng với sự dàn dựng công phu cộng hưởng với niềm tin mù quáng của nhiều người đã tạo ra “thành công” như ngày hôm nay khi nhắc đến cụm từ “đa cấp”
Tôi không nói đa cấp là xấu xa tồi tệ, bởi trên thế giới rất nhiều nước đã áp dụng hình thức này và đã thành công. Nhưng về đến nước ta thì kỳ lạ thay, từ “lý thuyết” đến “thực hành” với quá nhiều biến tướng đã khiến cụm từ này mỗi lần nhắc đến lại nhận được thái độ khinh bỉ của hầu hết mọi người (trừ những người tham gia mạng lưới)
Sự dè chừng của người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống đã rất “mong manh” trước những cám dỗ của đồng tiền rồi, thử hỏi các bạn trẻ non nớt sao có thể can đảm vượt qua được?
Chính vì vậy, thử nghiệm xã hội của một nhóm truyền thông có tên Trăng Đen đã đánh đúng vào tâm lý đó của các bạn sinh viên: khuyên các bạn bỏ ngành nghề đang theo học để “gia nhập” hội Sinh Viên Chuẩn với thu nhập 200 triệu/tháng.
Hình ảnh về thử nghiệm xã hội đã được giải thích rõ ràng để tránh hiểu lầm. Ảnh: facebook nhân vật |
Tuy nhiên, với trường hợp này, tôi thấy có hai trường phái đối lập, một số đông các bạn trẻ tỏ ra hiểu biết và có những lời lẽ không đẹp thể hiện sự bất mãn của mình với cái “hội” này, số còn lại “ngây thơ” tin vào một “niềm tin bất diệt” rằng có lẽ mình đã được khai sáng từ đây.
Cả hai đối tượng này đều đáng trách. Ai cũng hiểu vì sao, nên tôi không muốn nói thêm.
Làm sao để giàu thực sự?
Có phải những tỷ phú như Bill Gate, Warren Buffet, Phạm Nhật Vượng hay Mark Zuckerberg đều bỗng nhận được một bọc tiền từ trên trời rơi xuống, hay một ngày đẹp trời nào đấy ngủ dậy thấy một đống tiền xung quanh?
Dù cứ cho là khéo ăn nói như nữ hoàng truyền thông Oprah Winfrey đi chăng nữa cũng là do nỗ lực lao động chứ đâu phải chỉ cần “ngoại giao” cộng với tài “hùng biện” là có thể kiếm tiền một cách dễ dàng như vậy.
Hóa ra, mục đích của cái thí nghiệm mà nhóm truyền thông kia làm chỉ là đánh giá xem thái độ và phản ứng của các bạn sinh viên như thế nào, có dễ bị dụ dỗ lôi kéo và ăn “bánh vẽ” không thôi.
Bên cạnh đó họ còn rất “khéo” khi PR cho một buổi trao đổi (talkshow) của họ có tên “Ảo tưởng làm giàu” sắp tới. Nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin phép không “vô hình chung” PR thêm.
Mong là các bạn sinh viên dù đã, đang hay sắp có ý định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp hãy tỉnh táo để quyết định cuộc đời mình, mặc dù đây là việc rất khó. Vì những người lớn tuổi còn hoang mang nói gì đến các bạn. Nhưng đó mới chỉ là một bài học để đánh giá xem bản lĩnh các bạn đến đâu.
Dù các bạn có tin vào Luật Hấp Dẫn đến mấy mà không chịu động não suy nghĩ, trau dồi vốn hiểu biết và vốn sống, không dùng chính sức lao động của mình để cống hiến cho gia đình, xã hội thì giàu có cũng chả ích gì.
Các bạn cứ tra google xem các tấm gương người thật việc thật khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên, họ cố gắng thế nào, nỗ lực ra sao để làm giàu thì biết.
Có thể bạn đã sai lầm, nhưng tuổi trẻ mà, cứ sai đi. Quan trọng là sau đó có biết sửa hay không.
Và hãy nhớ một điều rằng làm giàu dễ hay khó là tùy ở suy nghĩ và hành động của mỗi người.
Linh Đan