Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Trung Quốc tiếp tục nâng cấp siêu máy tính nhanh nhất thế giới

Tiến sĩ Lu Yutong, người thiết kế hệ thống cho các siêu máy tính Thiên Hà (Tianhe) của Trung Quốc tiết lộ rằng siêu máy tính Thiên Hà-2 sẽ nhận bản nâng cấp trong năm 2016. Do một số hạn chế thương mại, họ sẽ không tăng số lượng các lõi Xeon Phi. Thay vào đó, các cấu trúc mới sẽ được phát triển để cung cấp thêm tới 45 petaflop, đủ để Thiên Hà-2 duy trì vị trí số 1 trên danh sách các siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

Trong một phiên họp tại Hội nghị siêu máy tính quốc tế được tổ chức tại Đức, tiến sĩ Lu đã giới thiệu một bộ xử lý tín hiệu số cho các chip mới sẽ giúp tăng khả năng của Thiên Hà-2 trong năm tới thay vì cuối năm 2015 như dự đoán ban đầu. Thiên Hà-2A, tên của hệ máy nâng cấp, có khả năng sẽ trở thành siêu máy tính đầu tiên ghi tên vào lịch sử nhân loại với khả năng xử lí 100 petaflop (100 triệu luỹ thừa 4 phép tính mỗi giây)

Trước đó, Thiên Hà-2 của Trung Quốc đã 5 lần liên tiếp dẫn đầu danh sách 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Tính đến lần xếp hạng gần nhất ngày 13 tháng 7 vừa rồi, Thiên Hà-2 đạt tốc độ 33,86 petaflop mỗi giây.

Siêu máy tính Thiên Hà-2 của Trung Quốc
Siêu máy tính Thiên Hà-2 của Trung Quốc
 Tiến sĩ Lu luôn theo sát sự phát triển của các siêu máy tính, từ thế hệ Thiên Hà-1A đã làm bất ngờ cả thế giới khi lật đổ sự thống trị của siêu máy tính Titan tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Hoa Kỳ năm 2013. Cô nói rằng đội ngũ của mình tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc(NUDT) tin vào tương lai của kiến trúc dị thể và sẽ nâng cấp máy tính theo hướng kiến trúc này.

Họ có thể sử dụng thế hệ bộ vi xử lí Xeon “Haswell” mới nhất với sự bổ sung thêm các chip của các nhà sản xuất trong nước khác. Lu cho biết thêm nhóm nghiên cứu tại NUDT đang đi đúng hướng và làm việc với các ứng dụng cần tận dụng đến 3.120.000 lõi bao gồm Intel Xeon E5-2692, Intel Xeon Phi 31S1P và Galaxy FT-1500 của Thiên Hà-2.

Đó là những ứng dụng trong động lực học chất lỏng, lĩnh vực lớn nhất có sự đóng góp của Thiên Hà-2. Siêu máy tính nhanh nhất thế giới đã phải sử dụng tới 80% công suất trong những chương trình mô phỏng động cơ scramjet.Trong một lĩnh vực khác, nghiên cứu hệ gen, Thiên Hà-2 cũng là siêu máy tính dùng để thực hiện các thao tác ở mức độ chưa từng thấy.

Trong một tầm nhìn quốc gia, Trung Quốc đang làm việc trên mọi lĩnh vực để phát triển công nghệ với các tùy chỉnh nội địa nhiều nhất có thể. Các hệ siêu máy tính Thiên Hà là ví dụ điển hình cho nỗ lực này của họ.


Theo Nextbigfuture

CÙNG CHUYÊN MỤC: